10 mẹo bố cục giúp ảnh đẹp hơn

10 MẸO BỐ CỤC GIÚP ẢNH ĐẸP HƠN

Thiết bị hiện đại, ống kính đắt tiền, nhưng chúng cũng chỉ là công cụ. Để có một bức ảnh đẹp và thu hút người xem, truyền tải ý nghĩa, cần có sự xử lí bố cục tốt. Có rất nhiều kiểu bố cục, mà các bạn mới chơi nhiều khi sẽ cảm thấy khó nắm bắt. Trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ giới thiệu cho bạn 10 mẹo bố cục dễ thực hiện và cho hiệu quả ảnh đẹp ngay lập tức.

1. Quy tắc số lẻ (Rule of Odd)
Nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra, não bộ con người thường chú tâm vào sự sắp xếp vật thể số lượng lẻ nhiều hơn là số lượng chẵn. Áp dụng đặc điểm này, chúng ta có thể sử dụng với việc bố trí sắp xếp chủ thể trong bố cục hình với số lượng 3, 5... Đây gọi là Quy tắc số lẻ, quy tắc này giúp bức ảnh trở nên hấp dẫn và thú vị hơn trong mắt người xem.



Việc sắp xếp số lượng các hòn sỏi trong 2 bức ảnh trên là điển hình của Quy tắc số lẻ, với bức ảnh số 1 với 4 hòn sỏi trông khá đồng đều, trầm lắng và buồn tẻ. Bức ảnh thứ 2 với 3 viên sỏi, người xem ngay lập tức cảm thấy sự hút mắt hơn vào chủ thể, khiến bức ảnh trông thú vị hơn.

2. Giảm chiều sâu DOF và xóa phông 
Giảm chiều sâu DOF (Depth OF Field), hay được gọi dân dã là "xóa phông", là một kỹ thuật đơn giản nhưng cho hiệu quả ngay lập tức, giúp tăng điểm nhấn cho bức ảnh. Ứng dụng phổ biến nhất là trong một bối cảnh có hậu cảnh phức tạp, và bạn muốn ẩn bớt đi để tăng điểm nhấn vào chủ thể chính, kỹ thuật này giúp làm mờ phần hậu cảnh và làm cho các phần phông nền rối rắn trở nên êm ả hơn. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật này bằng cách sử dụng các lens có độ mở khẩu F lớn (ví dụ F1.8 - số càng nhỏ mở càng lớn), zoom cận cảnh (ví dụ như 70-200 zoom vào 135 hoặc 200), hoặc dùng những máy ảnh có cảm biến lớn (như những máy DSLR full frame)



Giảm DOF và xóa phông là một kỹ thuật phổ biến, tuy nhiên vì việc áp dụng khá dễ dàng, cho hiệu ứng ngay lập tức, mình khuyên các bạn không nên quá lạm dụng vào các bối cảnh cần có sự phối họp giữa chủ thể và hậu cảnh. 

3. Đơn giản hóa
Cách tốt nhất để tăng điểm nhấn trong bức ảnh, đó là chụp một bức ảnh đơn giản và giảm thiểu số lượng chủ thể. Số lượng chủ thể thấp, bố cục đơn giản khiến ý nghĩa và nội dung trở nên rõ ràng, thu hút sự chú ý và khiến người xem dành nhiều thời gian hơn cho bức ảnh.

 

4. Đưa chủ thể chính vào trung tâm
Đưa chủ thể vào trung tâm của ảnh tạo ra sự cân bằng cho bức ảnh. Típ này có hiệu quả nhất với những bức ảnh đơn giản có chỉ một vài chủ thể. Nhiều khi cách hiệu quả nhất để truyền tải nội dung cũng chính là con đường ngắn nhất.


Một công nhân khoan ở trung tâm của bức ảnh tạo ra điểm nhấn vào người công nhân khoan, đồng thời ảnh ấn tượng hơn nhờ không gian tối giản xung quanh.

5. Nguyên tắc 1 phần 3 (Rule of Thirds)
Nguyên tắc này là một trong những cách hiệu quả và phổ biến nhất được sử dụng trong bố cục một bức ảnh. Bạn có thể dễ dàng cải thiện bố cục bức ảnh của bạn bằng cách sử dụng nguyên tắc này do mắt con người chú ý tự nhiên đến những điểm này khi xem một bức ảnh. Theo nguyên tắc này, bức ảnh sẽ trở nên cuốn hút hơn bằng cách đưa chủ thể chính mà bạn muốn nhân mạnh vào một trong bốn điểm giao nhau của những đường kẻ 3x3 tưởng tượng trên khuôn hình.



Quy tắc 1 phần 3 có thể áp dụng lên rất nhiều thể loại ảnh, chụp chân dung, phong cảnh, hay tĩnh vật.



Khi chụp chân dung, bạn có thể sử dụng nguyên tắc này để tăng điểm nhấn vào đôi mắt. Chỉ đơn giản đưa đôi mắt hoặc vùng mắt vào những điểm 1/3 theo nguyên tắc này, bạn có thể có được những bức chân dung ấn tượng.

6. Tạo khoảng trống (Lead Room)
Lead room là khoảng trống phía trước chủ thể (hướng mà chủ thể hướng tới). Típ này thường được sử dụng cùng với Rule of thirds để làm cho những bức ảnh hấp dấn hơn. Bằng cách để lại khoảng trống phía trước chủ thể, người xem sẽ như cảm thấy rằng chủ thể di chuyển về khoảng trống.


Lead room trước mặt người chạy trong bức ảnh làm bức ảnh trở nên có tính hoạt động, chuyển động hơn. Nó cũng lôi kéo sự chú ý của người xem đến cảnh hoàng hôn.

Để lại khoảng trống phía sau bức ảnh tạo ra cảm giác cô gái sắp kết thúc việc chạy.
 

7. Tiền cảnh (Foreground)
Đa số các bức ảnh dành phần lớn cho trung cảnh (middleground) và hậu cảnh (background) và phần nhỏ cho tiền cảnh (foreground). Bạn có thể làm ảnh phong cảnh đẹp và ấn tượng hơn nhiều bằng cách thêm tiền cảnh và có một vài chủ thể trong tiền cảnh. Đây là một trong những kỹ năng được sử dụng để tạo ra cảm giác về độ lớn, chiều sâu bức ảnh và làm cho người xem cảm thấy kết nối với hình ảnh tốt hơn, cảm giác như đang có mặt trong bối cảnh



8. Khuôn hình trong khuôn hình (Sub-Framing)
Một cách sáng tạo để thêm tiền cảnh vào trong ảnh, đó là tạo nên một khuôn hình ảo. Sử dụng các vật thể trong bối cảnh, như cây cối, khung cửa sổ, khung tranh,v.v... để "nén" sự tập trung của người xem vào chủ thể muốn nhấn mạnh . Kỹ thuật này là một trong những cách tuyệt vời để làm tăng sự hấp dẫn của bức ảnh và làm cho một bức ảnh thực sự khác biệt so với những bức ảnh khác.

9. Đường cong S Curve
S Curve là một đường cong hình chữ S tưởng tượng trong một bức hình. Bố cục theo cách này làm những bức ảnh trông thú vị hơn nhờ việc dẫn dắt mắt người xem theo đường S tưởng tượng trong bức hình của bạn. S curve cũng có thể sử dụng trong việc tạo dáng (posing) để tăng khả năng biểu cảm/thể hiện của người mẫu.

S curve cũng có thể được áp dụng khi posing. Những ví dụ sớm nhất về áp dụng S curve có thể được thấy trong những tác phẩm điêu khắc thời Hy Lạp và La Mã cổ đại.

10. Nhịp điệu

Cũng giống như trong âm nhạc, bản nhạc có giai điệu chung sẽ luôn hay hơn - Một bức hình có nhịp điệu sẽ luôn thú vị hơn trong mắt người xem. Nhịp điệu trong nhiếp ảnh được tạo ra bằng các sắp xếp lặp đi lặp lại các yếu tố thị giác như hình khối, đường nét, các vật thể có sự liên quan đến nhau. Việc nhắc đi nhắc lại nhiều lần 1 yếu tố nào đó khiến người xem chú ý nhiều hơn đến yếu tố cần nhấn mạnh, giúp truyền tải nội dung, ý đồ thông điệp tốt hơn, khiến bức ảnh cuốn hút người xem.

Trong hình ảnh, 2 người nông dân cùng cầm 1 công cụ chung là chiếc xẻng, cùng động tác vung lên đồng thời, khiến người xem nhấn mạnh sự chú ý vào hành động của họ. 

Đây là 10 mẹo thủ thuật đơn giản về bố cục mà các bạn có thể áp dụng dễ dàng vào công việc nhiếp ảnh của mình. Cùng với việc thực hành thường xuyên, mình tin rằng các bạn sẽ sớm nâng cao khả năng kiểm soát bố cục hình ảnh một cách nhanh chóng, sớm có được những bức hình đầy nghệ thuật.
 

Bạn đang xem: 10 mẹo bố cục giúp ảnh đẹp hơn
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: