CÁC GÓC CHỤP "BASIC" DÀNH CHO CÁC BẠN MỚI TẬP CHƠI MÁY ẢNH

Hầu hết tất cả các bạn chơi máy ảnh đều cần phải hiểu được cũng như biết được những lí thuyết cơ bản để cho ra những bức ảnh chất, đẹp. Và hôm nay chúng ta sẽ cũng tìm hiểu những góc chụp "BASIC" trong nhiếp ảnh.

1. Trung cảnh (The Medium Shot):

Bắt đầu với một trong những khung ảnh hay gặp nhất: Ảnh trung cảnh. Chủ thể được chụp từ khoảng đầu gối hay eo đến đỉnh đầu. Khung ảnh được chụp bao gồm một phần hậu cảnh và chủ thể của chúng ta, đủ để người xem có được một cảm nhận ban đầu về nhân vật trong bức ảnh.


 

Đây là tấm ảnh tôi chụp một cô bé bán hàng ở chợ đêm trung thu. Một tấm ảnh trung cảnh không đặc tả vào phần cảm xúc của cô gái mà cung cấp cho người xem một cái nhìn chung về cô gái của chúng ta: cô đang bán hàng ở chợ đêm và cô chủ nhỏ của chúng ta có một vẻ ngoài khá ưa nhìn.

 

2. Cận cảnh (The Close-up)

Ảnh cận cảnh có 2 loại: cận cảnh rộng – khung hình lấy từ ngực trở lên và cận cảnh hẹp – khung hình lấy được lấy từ cổ trở lên. Bức hình cận cảnh tạo cho người xem một mối liên hệ sâu sắc hơn với chủ thể, người xem có thể cảm nhận được phần nào tính cách của nhân vật thể hiện trên khuôn hình.



 

3. Toàn cảnh (The Long Shot)

Đây là một lựa chọn hoàn hảo khi bạn muốn kể câu chuyện của riêng bạn. Ảnh chụp xa cho phép người xem thấy cả chủ thể và không gian xung quanh nhân vật trong ảnh. Người xem có thể cảm nhận được một phần cuộc sống của nhân vật dựa vào việc xem xét bố cục của bức ảnh.

 

4. Ảnh góc thấp ( Low angle – worm’s-eye view)

Khi bạn chụp một tấm ảnh ở góc máy thấp, hay còn được gọi là ”’worm’s-eye view”, chủ thể trở nên lớn hơn bình thường. Người chụp đặt ống kính ở dưới nhìn lên sự vật. Góc hất lên cho bạn cảm giác thanh thoát, tôn trọng hoặc là để tạo kịch tính, thêm tầm cao và sức mạnh, tầm ảnh hưởng của nhân vật trong bức ảnh.


 

5. Ảnh góc cao (High angle – Bird’s eyes view)

Đây là góc máy nhìn xuống chủ thể làm người xem cảm giác chủ thể trở nên yếu đuối, nhỏ bé hơn hay hạ thấp tầm quan trọng của nhân vật với con người hoặc sự vật xung quanh. Như đã mô tả ở trên, trong trường hợp bạn muốn chủ thể trông nhỏ lại và yếu đuối hơn, góc cao là một lựa chọn hoàn toàn thích hợp. Và theo cá nhân tôi thấy, các bạn nữ đều trở nên đáng yêu hơn khi được chụp ở góc máy cao.

 

6. Góc đặc tả (The Extreme Close-up)

Chúng ta lựa chọn góc chụp đặc tả khi muốn nhấn mạnh một chi tiết cụ thể trong khung hình. Các bạn có thể dễ dàng tìm thấy ảnh đặc tả trong một album ảnh cưới với chủ thể là ngón tay đeo nhẫn hoặc trong một bức ảnh chân dung ấn tượng với chủ thể là đôi mắt của nhân vật. Trong một số trường hợp muốn đặc tả chi tiết rõ ràng hơn, bạn có thể cân nhắc sử dụng ống kính macro.

Kết thúc:
Và đó chính là 6 kiểu chụp"BASIC" cho các bạn mới tập làm quen với nhiếp ảnh gia .

Bạn đang xem: CÁC GÓC CHỤP "BASIC" DÀNH CHO CÁC BẠN MỚI TẬP CHƠI MÁY ẢNH
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: