Cảm biến Medium Format là gì

Có lẽ tất cả chúng ta đều rất quen thuộc với kích thước cảm biến Full Frame được sử dụng cho hầu hết những máy ảnh cận cao cấp và cao cấp hiện nay. Nhưng bạn đã bao giờ nghe rằng có một loại cảm biến kích thước còn lớn hơn cả Full Frame với tên gọi Medium Format chưa? Bài viết này sẽ đưa tới bạn cái nhìn tổng quan về loại kích thước cảm biến này cũng như những mẫu máy ảnh hiện tại đang sử dụng kích thước này sẽ có ưu điểm gì so với Full Frame.

Cảm biến máy ảnh là gì?

Trước khi tìm hiểu về kích thước cảm biến Medium Format chúng ta sẽ nhắc lại khái niệm về cảm biến máy ảnh trước. Cảm biến được xem là thành phần quan trọng nhất trong mỗi chiếc máy ảnh với nhiệm vụ lưu lại và chuyển hóa những thông tin thu được về đối tượng. Trước khi máy ảnh kĩ thuật số ra đời ta có những tấm film làm nhiệm vụ này. Ánh sáng thu được từ ống kính sẽ đi thẳng và in trên tấm film đó. Sau đó người ta chế tạo được máy ảnh kĩ thuật số với cảm biến là những miến silicon biết thu nhận ánh sáng.

Ở bài viết này ta sẽ không nói sâu về các loại cảm biến mà chỉ nhấn mạnh vào kích thước cảm biến. Hiểu đơn giản thì cảm biến có kích cỡ càng lớn thì chất lượng ảnh càng cao và điều này đúng vả với máy ảnh film và máy ảnh số. Cảm biến lớn sẽ giúp ta thu được nhiều chi tiết về đối tượng chủ thể, nhiều ánh sáng hơn. Chuẩn cmar biến hiện nay được gọi với tên là cảm biến Full Frame có kích thước chuẩn là 36mm x 24mm. Giá thành cho những cảm biến kích thước lớn cũng cao hơn bởi công đoạn chế tạo khó khăn hơn nên người ta đã sản xuất thêm nhiều loại cảm biến nhỏ hơn.

Cảm biến Medium Format là gì?

Cảm biến Medium Format hiểu đơn giản là một loại cảm biến có kích thước lớn hơn cả cảm biến Full Frame, xét về kích thước cụ thể thì Medium Format lớn hơn 1.7 lần nên tất nhiên chất lượng ảnh của chúng sẽ tốt hơn. 

Các ưu điểm của kích thước cảm biến Medium Format:

- Màu sắc sâu hơn, sự chuyển màu ở những vùng khác nhau mềm mại hơn.

- Các điểm ảnh chi tiết hơn, đặc biệt hiện nay cảm biến Medium Format có độ phân giải rất lớn.

- Độ sâu trường ảnh mỏng hơn nên có thể tách bạch chủ thể rõ ràng hơn.

Tuy nhiên cũng có một vài nhược điểm như kích thước cảm biến lớn sẽ cần một kích thước máy ảnh lớn hơn để chứa và tản nhiệt, bởi cảm biến Medium Format tiêu tốn năng lượng rất nhiều và cũng cho ra File ảnh nặng hơn.

Tóm lại thì Medium Format là loại cảm biến có kích thước lớn hơn cả Full Frame và cho chất lượng ảnh vượt trội hơn. Bù lại thì giá thành của Medium Format và những chiếc máy ảnh được trang bị cảm biến này cũng rất đắt. Một vài ví dụ về những máy đang sử dụng cảm biến này hiện lại như Fujifilm GFX 100, Hasselblad H6D-400c,.... những dòng máy này đều có mức giá từ vài nghìn đến chục nghìn đô. 

Chưa dừng lại ở đó, nhưng chiếc lens có thể sử dụng cho loại cảm biến này cũng rất đắt bởi phải có kích thước đủ lớn để lấp đủ cảm biến Medium Format này. Lens Full Frame đã rất đắt và lens giành cho những chiếc máy ảnh đặc biệt này sẽ còn đắt hơn rất nhiều nữa. 

Một hãng máy ảnh rất lớn chính là Fujifilm đã quyết định theo đuổi loại cảm biến Medium Format cho những chiếc máy cao cấp của hàng và bỏ qua cảm biến Full Frame. Một phần nào đó Fujifilm đã đánh đúng thị trường và những dòng máy cao cấp của hãng vẫn luôn được nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng. 

Tương lai của cảm biến Medium Format

Trong tương lai có lẽ sẽ càng có thêm nhiều những chiếc máy ảnh sử dụng loại cảm biến này bởi sự phát triển của công nghệ là không ngừng. Thêm nữa vẫn còn nhiều những ông lớn như Canon hoặc Sony vẫn chưa tập trung phát triển mảng cảm biến này.

 

Bạn đang xem: Cảm biến Medium Format là gì
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo