-
- Tổng tiền thanh toán:
Đánh giá chi tiết: Sony 35mm f/1.8 vs. Sigma 30mm f/1.4 DC DN vs. Sigma 30mm f/2.8 DN Art
Đánh giá chi tiết: Sony 35mm f/1.8 vs. Sigma 30mm f/1.4 DC DN vs. Sigma 30mm f/2.8 DN Art
Trong số những ống kính dành cho ngàm E (crop APS-C) của Sony hiện nay, có 3 ống kính cho góc nhìn 50mm tiêu chuẩn phổ thông: Sony E 35mm f/1.8 OSS, Sigma 30mm f/1.4 DC DN Contemporary và Sigma 30mm f/2.8 DN Art. Với sự tăng trưởng và ngày càng phổ biến của dòng máy ảnh alpha series, a5000/a6000/a6300/a6500, những ống kính góc 50mm này đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn và luôn nằm trong danh sách những ống kính được săn đón nhiều nhất trên thị trường, nhờ mức giá hợp lý và độ tiện dụng của nó. Trong bài so sánh sau đây, chúng ta sẽ cùng xem xét chất lượng quang học, sự tiện dụng và hiệu quả của từng ống kính ra sao. Mục đích chính là để giúp bạn có thể tìm ra được ống kính phù hợp với nhu cầu của bạn nhất.
THÔNG SỐ
Tên ống kính | Sony E 35mm f/1.8 OSS | Sigma 30mm f/1.4 DC DN Contemporary | Sigma 30mm f/2.8 DN Art |
---|---|---|---|
Góc nhìn ống kính | 44 độ / tương đương 52.5 mm full frame | 50.7 độ / tương đương 45 mm full frame | |
Khoảng khẩu độ | f/1.8 - f/22 | f/1.4 - f/16 | f/2.8 - f/22 |
Số lá khẩu | 7 lá khẩu | 9 lá khẩu | 7 lá khẩu |
Chất liệu vòng lấy nét | Hợp kim nhôm và nhựa chất lượng cao | Kim loại và vật liệu composite chịu nhiệt của Sigma (TSC) | Kim loại và nhựa chất lượng cao |
Đường kính filter | 49mm | 52mm | 46mm |
Focus | Autofocus | Autofocus | Autofocus |
Chống rung | Có (Sony OSS) | Không có | |
Thiết kế quang học | 8 thấu kính / 6 nhóm | 9 thấu kính / 7 nhóm | 7 thấu kính / 5 nhóm |
Khoảng cách lấy nét gần nhất | 30cm (phóng đại 0.15x) | 30cm (0.14x) | 30mm (0.12x) |
Chống chịu thời tiết | Không có | ||
Ngàm | Sony E (crop / APS-C) | ||
Chiều dài | 45mm | 73.3mm | 40.5mm |
Khối lượng | 154g | 263g | 140g |
Vòng khẩu | Không có | Có | Không có |
THIẾT KẾ VÀ SỰ THUẬN TIỆN KHI SỬ DỤNG
Cả 3 ống kính 35mm f/1.8, 30mm f/1.4 và 30mm f/2.8 đều được coi là các ống "tiêu chuẩn" do có góc nhìn tương đương tiêu cự 50mm trên full-frame (47°). Đây là tiêu cự thông dụng có thể sử dụng cho ảnh đường phố, sự kiện, chân dung hay du lịch, ống 50mm luôn là lựa chọn đầu tiên của bất kỳ ai khi mới bắt đầu chơi ảnh và đã nhận ra sự hạn chế của lens kit đi kèm máy. Trong 3 ống kính này thì 2 ống Sigma có góc nhìn rộng hơn một chút (45mm) so với ống của Sony (tương đương góc nhìn ống kính 52.5mm trên máy full frame).
Trong 3 ống kính thì 30mm f/1.4 có khẩu lớn nhất nhưng lại không có f/22 so với 2 ống kính còn lại. Đây cũng là ống kính có kích thước lớn nhất. Nó dài gần gấp đôi ống 35mm f/1.8 và 30mm f/2.8, kể cả về trọng lương, do có khẩu lớn hơn và thiết kế thấu kính phức tạp hơn. Mặc dù vậy, đây vẫn là một lựa chọn cực tốt đối với hệ APS-C của Sony và hầu như bạn sẽ không để ý đến kích thước của nó khi chụp thực tế đâu, nếu như so với các hệ ống kính và máy khác.
Mặc dù không ống nào có khả năng chống chịu thời tiết, cả 3 ống đều được làm với chất liệu cao cấp, thân làm bằng nhựa và kim loại chắc chắn. Trong 3 ống kính thì ống Sony 35mm f/1.8 nhẹ nhất do có ít phần kim loại trên thân nhất.
Cả 3 ống kính đều sử dụng cơ chế lấy nét "fly-by-wire" trên thân. Trong 3 ống thì Sigma 30mm f/1.4 cho cảm giác lấy nét bằng tay mượt mà nhất. Tuy nhiên thì ống kính Sony 35mm f/1.8 lại dễ tháo ra lắp vào nhất do vòng lấy nét ngắn và mỏng hơn so với 2 ống Sigma.
Ngoài vòng lấy nét, bạn sẽ không tìm thấy các chi tiết gì khác trên ống kính, không có nút bấm hay vòng khẩu trên các ống. Cả 3 ống đều có khoảng cách lấy nét gần nhất là 30cm.
Đi kèm với các ống kính đều có hood nhỏ bằng nhựa để chống loá và bảo vệ kính trước. Sel 35mm f/1.8 có hình cánh hoa, Sigma thì có hình tròn.
Chỉ duy nhất ống kính 30mm f/2.8 là có 2 màu bạc và đen, 2 ống còn lại chỉ có duy nhất màu đen được bán.
CHẤT LƯỢNG QUANG HỌC
ĐỘ NÉT
Để so sánh độ nét của các ống kính, kết quả được chụp từ nhiều khẩu độ và khoảng cách xa gần khác nhau.
Ở khoảng cách xa, với khẩu lớn nhất, bạn có thể thấy rõ ống kính 30mm f/2.8 nét hơn cả 2 ống 30mm f/1.4 và 35mm f/1.8. Điều này là không quá ngạc nhiên, do các ống kính có khẩu độ lớn như f/1.4 hay f/1.8 khó đạt được độ nét tốt ngay tại khẩu lớn nhất như f/2.8. Sony 35mm f/1.8 nét hơn Sigma 30mm f/1.4 một chút, nhưng điều này cũng có thể được giải thích do sự khác biệt về khẩu độ.
Khép xuống f/2 cũng không cải thiện nhiều về độ nét cho 2 ống 35mm f/1.8 hay 30mm f/1.4
Khép xuống f/2.8 thì kết quả có vẻ cân bằng hơn, tuy nhiên nếu nhìn vào chi tiết chỗ hàng rào hay bức tường thì micro-contrast của 30mm f/2.8 và 35mm f/1.8 có vẻ tốt hơn.
Tại f/4, ống kính 30mm f/2.8 đạt độ nét tối ưu nhất, khác biệt về độ nét giữa 3 ống kính là không đáng kể.
Tại f/5.6, Sigma 30mm f/1.4 và Sony 35mm f/1.8 lại vượt lên trên Sigma 30mm f/2.8 một chút. Do hiện tượng tán xạ (diffraction) bắt đầu xuất hiện với ống này ngay tại f/5.6. Tuy nhiên tại f/8, kết quả lại có vẻ tiếp tục cân bằng, hiện tượng tán xạ bắt đầu xuất hiện ở trên 2 ống kính còn lại. Độ tương phản của 3 ống kính cũng kém hơn tại giá trị khẩu độ này.
f/11 vẫn cho ra kết quả tương đối ổn, tuy nhiên nên tránh dùng khẩu độ này thì sẽ ổn hơn.
So sánh 3 ống kính ở khoảng cách gần hơn, khoảng 1.5m đến chủ thể, kết quả lại có vẻ khác đi nhiều. Tại khẩu độ lớn nhất, kết quả 3 ống kính lại rất tương đồng mặc dù khẩu độ lớn nhất của 35mm f/1.8 và 30mm f/1.4 lớn hơn 30mm f/2.8 rất nhiều.
Khép xuống f/2.8, cả 35mm f/1.8 và 30mm f/1.4 đều vượt trội so với 30mm f/2.8.
Tại f/4, kết quả khá tương đồng như chi tiết trên cửa gỗ cho thấy ống Sigma 30mm f/1.4 cho độ nét và chi tiết tốt nhất.
Từ f/5.6 cho đến f/11, kết quả rất giống nhau và khó có thể phân biệt được. Độ nét tối ưu rơi vào khoảng f/5.6 và hiện tượng tán xạ bắt đầu xuất hiện từ f/8.
Về độ nét tại góc, bạn có thể thấy rõ 2 ống kính Sigma tốt hơn Sony tương đối cho đến f/5.6.
Như vậy, mỗi ống kính đều đã cho thấy điểm mạnh và điểm yếu của mình ở trong các điều kiện khác nhau. Mặc dù có giá rẻ nhất, Sigma 30mm f/2.8 cho kết quả cực tốt tại khẩu lớn nhất và f/4 đối với khoảng cách xa và vô cực, trong khi Sigma 30mm f/1.4 vượt trội tại khoảng cách lấy nét gần, tại cả f/1.4 và f/2. Sony 35mm f/1.8 thì khá cân bằng trong mọi điều kiện, kể cả chủ thể ở xa hay gần, điểm yếu duy nhất là độ nét tại rìa không tốt lắm.
BOKEH
Một yếu tố quan trọng khác cần được đánh giá là bokeh của từng ống kính, nhất là với Sigma 30mm f/1.4 và Sony 35mm f/1.8 với khẩu độ lớn.
So sánh 3 ống kính tại khẩu lớn nhất, Sigma 30mm f/1.4 cho hiệu ứng bokeh mềm mại và dễ chịu nhất. Hình dạng bokeh ở cả 3 ống kính đều tròn, ra rìa thì bắt đầu méo dần. Ống 35mm f/1.8 và 30mm f/1.4 cho bokeh "mắt mèo" rõ nhất ở phần rìa.
Tại f/1.7, bokeh của Sigma 30mm f/1.4 cũng tròn hơn và dễ chịu hơn so với 35mm f/1.8 tại f/1.8.
Tương tự đối với khẩu độ f/2 trên 2 ống kính.
Tại khẩu độ tương đồng f/2.8, Sony 35mm f/1.8 và Sigma 30mm f/1.4 có hiệu ứng khá giống nhau, tuy nhiên hình dạng trên bokeh của Sony nhìn nhức mắt hơn một chút. Sigma 30mm f/2.8 có bokeh bé nhất, còn hiệu ứng cũng khá giống với 2 ống kính còn lại.
Nhìn vào những bức ảnh trên đây và cả những bức ảnh trong phần so sánh độ nét, Sigma 30mm f/1.4 thực sự là lựa chọn tuyệt vời nhất cho việc chụp chân dung, khẩu lớn nhất, bokeh mềm mại nhất và độ nét tốt nhất với chủ thể ở gần. Tiếp theo mới đến Sony 35mm f/1.8 và Sigma 30mm f/2.8.
LOÁ, QUANG SAI VÀ ĐỘ MÉO
Cả 3 ống kính đều khử loá và ghost khá tốt. Trong vài trường hợp nếu chụp thẳng mặt trời như ảnh dưới dây thì ghost và loá sẽ xuất hiện đôi chút, nhưng không phải là vấn đề lớn với cả 3 ống kính này.
Quang sai (viền tím) xuất hiện tại khẩu lớn nhất với cả 3 ống kính, tuy nhiên có thể được khử dễ dàng trong Lightroom với profile của từng ống kính. Sony 35mm f/1.8 chịu quang sai lớn nhất cho đến f/4, Sigma 30mm f/2.8 chỉ bị tại f/2.8 còn Sigma 30mm f/1.4 bị nặng nhất tại f/2.
Khử méo và tối góc đều được xử lý tự động trong Lightroom với Sony 35mm f/1.8 và Sigma 30mm f/2.8. Với Sigma 30mm f/1.4, bạn phải tự lựa chọn trong phần Lens Corrections.
Nếu không sử dụng profile, hiện tượng méo là khá rõ với cả 3 ống kính, tệ nhất là Sigma 30mm f/1.4.
Về hiện tượng tối góc, Sony 35mm f/1.8 bị tối góc hơn so với 2 ống kính Sigma, tuy nhiên nếu sử dụng profile thì bạn sẽ khó nhận ra hiện tượng này.
Nếu như bạn chỉ định chụp với JPGs, cách tốt nhất để hạn chế tối góc, viền tím và méo là bật hết tất cả các lựa chọn trong phần menu Lens Comp. ở trên máy Sony (Shading Comp., Chro. Aber. Comp., Distortion Comp.) sang Auto. Nó không có hiệu quả lắm trong việc khử viền tím tại khẩu lớn nhất nhưng lại xử lý méo và tối góc rất tốt.
Về hiện tượng tối góc, Sony 35mm f/1.8 bị tối góc hơn so với 2 ống kính Sigma, tuy nhiên nếu sử dụng profile thì bạn sẽ khó nhận ra hiện tượng này.
Nếu như bạn chỉ định chụp với JPGs, cách tốt nhất để hạn chế tối góc, viền tím và méo là bật hết tất cả các lựa chọn trong phần menu Lens Comp. ở trên máy Sony (Shading Comp., Chro. Aber. Comp., Distortion Comp.) sang Auto. Nó không có hiệu quả lắm trong việc khử viền tím tại khẩu lớn nhất nhưng lại xử lý méo và tối góc rất tốt.
GÓC NHÌN
Góc nhìn của ống Sony hẹp hơn một chút so với 2 ống còn lại do tiêu cự dài hơn. Điều thú vị là cả 2 ống Sigma lại có góc nhìn hơi khác nhau dù cùng một tiêu cự. 30mm f/2.8 có vẻ có góc nhìn rộng hơn 30mm f/1.4 kể cả khi chụp xa hay gần.
Một điều thú vị khác là dù góc nhìn khác nhau, nhưng ở khoảng cách lấy nét gần nhất với 30mm, cả 3 ống kính có góc nhìn và bố cục rất giống nhau, đặc biệt là 2 ống 35mm f/1.8 và 30mm f/1.4. Điều này có thể được giải thích là Sigma 30mm f/1.4 có hiện tượng "focus breathing" nặng hơn so với 2 ống kính còn lại.
CHỐNG RUNG
Chỉ duy nhất Sony 35mm f/1.8 có chức năng chống rung. Với những người sử dụng thân máy không có chức năng chống rung (ngoại trừ a6500), có chức năng chống rung trên ống kính sẽ rất hữu dụng khi chụp với tốc độ thấp.
Với 35mm f/1.8, chụp ở tốc độ 1/3 hay kể cả 0.4s cũng vẫn cho ra được ảnh nét tốt. Với Sigma, kết quả an toàn nhất chỉ khoảng 1/15 giây mà thôi.
KHẢ NĂNG LẤY NÉT
Để so sánh khả năng lấy nét, cả 3 ống kính được sử dụng trên máy a6300, với firmware mới nhất (version 1.10).
-
Sony 35mm f/1.8 là ống kính duy nhất hoàn toàn tương thích với hệ thống lấy nét PDAF của a6300. Nếu bạn chuyển sang chế độ C-AF và khu vực lấy nét rộng Wide focus area, vùng lấy nét màu xanh của PDAF sẽ sáng toàn bộ khu vực bất kể đối tượng của bạn đang di chuyển như thế nào.
-
Với Sigma 30mm f/1.4, hệ thống PDAF chỉ hoạt động tại khu vực trung tâm. Nếu chủ thể dịch chuyển khỏi khu vực trung tâm, camera sẽ chỉ sử dụng hệ thống lấy nét bằng tương phản (contrast detection AF). Hy vọng ống kính sẽ được nâng cấp firmware để tương thích hoàn toàn với hệ thống PDAF này.
-
Sigma 30mm f/2.8 là hạn chế nhất, PDAF chỉ sử dụng trong khu vực trung tâm, rất hẹp.
Với chế độ S-AF, cả 3 ống đều lấy nét nhanh nhưng không nhanh bằng những ống khác trong hệ E-mount. Trong điều kiện thiếu sáng hay tương phản thấp, hiện tượng hunting sẽ xuất hiện đôi chút. Ngạc nhiên là, trong những trường hợp này thì 35mm f/1.8 và 30mm f/1.4 lại tệ hơn 30mm f/2.8.
Cả 3 ống kính đều có cơ chế lấy nét gần như không tiếng động, và 30mm f/2.8 lại tỏ ra vượt trội. 35mm f/1.8 và Sigma 30mm f/1.4 đều có tiếng click khá nhỏ.
Khi quay video với chế độ C-AF, cả 3 ống kính có thể chuyển điểm lấy nét khá nhanh. Sigma 30mm f/1.4 chậm nhất (không nhiều), Sony 35mm f/1.8 và Sigma 30mm f/2.8 khá cân bằng.
LẤY NÉT BẰNG TAY
Với chế độ lấy nét bằng tay, cơ chế fly-by-wire hoạt động khá chính xác. Ống kính 30mm f/1.4 cho cảm giác dễ chịu nhất do vòng lấy nét to. Như đã mô tả lúc trước, 30mm f1.4 bị hiệu ứng "focus breathing" nhiều hơn so với 2 ống kính còn lại.
KẾT LUẬN
Trước khi bắt đầu bài so sánh này, có lẽ ai cũng nghĩ rằng 35mm f/1.8 và 30mm f/1.4 sẽ vượt trội hơn so với 30mm f/2.8, do chênh lệch về giá và khẩu độ, tuy nhiên kết quả lại có vẻ không như dự kiến.
Đối với những người thích chụp chân dung, chắc chắn Sigma 30mm f/1.4 sẽ là lựa chọn tốt nhất. Với độ nét tốt nhất ở khoảng cách gần, bokeh mượt mà, hình dáng bokeh to, đây là lựa chọn hoàn toàn hợp lý.
Sigma 30mm f/2.8 sẽ không phù hợp nếu như bạn thích có dof mỏng. Khẩu thấp, độ nét không bằng 35mm f/1.8 và 30mm f/1.4 khi chủ thể ở gần. Tuy nhiên độ nét tương đồng ở toàn khung hình từ f/2.8 đến f/8 ở khoảng cách xa lại rất đáng để cân nhắc, là một lựa chọn phù hợp cho ảnh đường phố, tư liệu hay cả phong cảnh. Giá thành cũng dễ chịu hơn nhiều so với 2 ống còn lại.
Cuối cùng là Sony 35mm f/1.8, lựa chọn "cân bằng" nhất. Kết quả tốt ở tại mọi khẩu độ, phù hợp với tất cả các thể loại. Đặc biệt, nó là ống kính duy nhất có chức năng chống rung và tương thích hoàn toàn với hệ thống lấy nét của a6000/a6300/a6500. Chỉ có 2 điểm yếu duy nhất: độ nét rìa không tốt ở khẩu lớn (không quá quan trọng nếu chụp chân dung) và giá thành (đắt nhất trong 3 ống kính).
Lựa chọn Sony 35mm f/1.8 nếu như:
-
Bạn cần ống kính nhỏ gọn cho Sony APS-C camera
-
Bạn chụp nhiều thể loại từ chân dung, đến đường phố hay phong cảnh
-
Bạn cần chức năng chống rung khi chụp trong điều kiện thiếu sáng
-
Bạn cần chụp nhiều chủ thể di chuyển nhanh (như trẻ con hay thú cưng) và cần hệ thống AF hoàn hảo
Lựa chọn Sigma 30mm f/1.4 nếu như:
-
Bạn cần độ nét và bokeh tốt nhất cho chụp chân dung
-
Bạn hay chụp trong điều kiện thiếu sáng và cần khẩu độ f/1.4
Lựa chọn Sigma 30mm f/2.8 PRO nếu như:
-
Bạn không có nhiều kinh phí
-
Bạn cần một ống kính nhỏ gọn cho Sony APS-C camera
-
Bạn chụp đường phố và phong cảnh là chính
-
Bạn ít khi chụp trong điều kiện thiếu sáng
Ảnh mẫu
Sony 35mm f/1.8
Sigma 30mm f/1.4
Sigma 30mm f/2.8
Bài viết gốc: mi rrorlessco mparison
Bình luận (9 bình luận)
Sonia
18/07/2022Do you have a spam issue on this blog; I also am a blogger, and I was curious about your situation; we have developed some nice practices and we are looking to trade solutions with other folks, why not shoot me an e-mail if interested. darkmarket 2022 https://darknetmarketwww.com
Margarita
17/07/2022Hola! I've been reading your blog for a long time now and finally got the courage to go ahead and give you a shout out from Porter Texas! Just wanted to tell you keep up the great work! darknet market lists https://darknetmarketwww.com
Mariano
04/07/2022Woah! I'm really loving the template/theme of this site. It's simple, yet effective. A lot of times it's difficult to get that "perfect balance" between user friendliness and visual appearance. I must say that you've done a amazing job with this. Also, the blog loads very quick for me on Chrome. Excellent Blog! dark web markets https://mydarkmarket.com
Norma
20/07/2022When someone writes an paragraph he/she retains the image of a user in his/her brain that how a user can be aware of it. So that's why this post is great. Thanks! Dark Market List https://heineken.express