ĐÂY LÀ 20 CHIẾC MÁY ẢNH QUAN TRỌNG NHẤT CỦA THẬP KỶ! 2010-2020

ĐÂY LÀ 20 CHIẾC MÁY ẢNH QUAN TRỌNG NHẤT CỦA THẬP KỶ! 2010-2020

Hơn 10 năm vừa qua đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ng nghệ ghi hình, đem đến cho chúng ta những chiếc máy ảnh kỹ thuật số ngày càng hoàn thiện, chất lượng quay chụp cao hơn, đa năng hơn và dễ tiếp cận hơn. Nhân dịp năm mới 2022, chúng ta hãy cùng nhìn lại những chiếc máy ảnh đại diện cho những bước tiến quan trọng nhất của nền ng nghiệp máy ảnh trong hơn 10 năm, những cải tiến đã giúp chúng ta có những bức hình ngày càng đẹp hơn, trải nghiệm quay chụp tuyệt vời hơn nhé!

SAMSUNG NX10 - 2010

Trái với quan niệm của nhiều người, rằng dòng máy ảnh Mirrorless (không gương lật) mang cảm biến APS-C được khai sinh bởi Canon hay Nikon – thực chất chiếc máy ảnh Mirrorless cảm biến Crop APS-C đầu tiên chính là chiếc SAMSUNG NX10 – cũng là chiếc máy Mirrorless có cảm biến lớn nhất tại thời điểm ra mắt. Đầu thập kỉ 2010 xuất hiện hàng loạt những sản phẩm nổi bật đến từ những hãng ít người ngờ đến như Sony, Fujifilm, hay bất ngờ hơn là Samsung và Panasonic.
Mang thông số không có gì nổi bật so với hiện nay, nhưng tại thời điểm ra mắt, Samsung NX10 mang cảm biến APS-C 15mp cùng ống ngắm EVF 921.000 điểm ảnh và màn hình hiển thị AMOLED thực sự rất cạnh tranh so với các tên tuổi đến từ Canon hay Nikon.
Mặc dù đáng tiếc dòng máy NX không thành ng và bị khai t.ử sau đó vài năm, NX10 đánh dấu bước đi rất đúng đắn từ rất sớm của hãng Samsung, và trở thành nguyên mẫu cho những dòng máy Mirrorless kế tiếp.

FUJIFILM FINEPIX X100 - 2010

Cũng là một chiếc máy có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của máy ảnh Mirrorless, đến từ Fujifilm (một hãng khá nhỏ tại thời điểm năm 2010). Chiếc Finepix X100 đánh dấu sự thay đổi hướng đi hoàn toàn mới của hãng. Từ 1 hãng máy ảnh quy mô khá nhỏ, chưa có hệ ngàm riêng (phải mượn hệ ngàm của Nikon), nhưng với chiếc X100, Fujifilm tạo nên 1 sản phẩm được đại đa số người đam mê nhiếp ảnh yêu thích.
Mang thiết kế Retro hoài cổ đẹp mắt được nhiều người yêu thích hâm mộ, kèm cảm biến APS-C 12mp (dùng chung với chiếc Nikon D300s) và chiếc ống ngắm lai độc đáo OVF/EVF, khiến Fujifilm Finepix X100 là chiếc máy độc nhất vô nhị trên thị trường.  Mặc dù gặp rất nhiều lỗi phần mềm khi ra mắt, các bản cập nhật vá lỗi nhanh chóng giúp cải thiện trải nghiệm của chiếc máy.
Và có lẽ hơn hết, chiếc X100 đã 1 tay tạo nên hẳn 1 phân khúc thị trường mới, của những chiếc máy ảnh compact nhỏ gọn mang cảm biến lớn, ống kính fix mà sau này góp mặt những siêu phẩm như Leica Q, Sony RX1, Ricoh GRII… Chiếc Fujifilm X100 cũng khởi đầu cho dòng X-Series cực kì đình đám, thành ng của Fujifilm sau này.

APPLE IPHONE 4/S – 2010

2010 cũng mang đến cho chúng ta 1 cái tên quen thuộc – Iphone 4. Không phải chiếc máy smartphone đầu tiên mang camera chụp ảnh, và cũng không phải chiếc Iphone đầu tiên có camera, nhưng Iphone 4 chính là chiếc điện thoại đầu tiên mang chất lượng hình ảnh có thể so sánh với các dòng máy ảnh chuyên dụng. Và phiên bản tiếp theo Iphone 4S mang đến thêm nhiều những cải thiện chất lượng ảnh vượt trội hơn nữa.
Với việc phổ cập khả năng chụp ảnh chất lượng cao đến với mọi người dùng smartphone, Iphone 4 khởi đầu cho cuộc chạy đua chất lượng camera giữa các hãng điện thoại đầu bảng, và vẫn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay. Sự phát triển của camera smartphone khởi đầu từ chiếc Iphone 4 cũng đánh dấu sự lấn lướt, chiếm thị phần các dòng máy ảnh chuyên dụng, dẫn đến sự suy giảm của các dòng máy ảnh compact. Ở nhiều nhóm người dùng thông thường, điện thoại smartphone đã hoàn toàn thay thế máy ảnh trong nhu cầu chụp ảnh hàng ngày, ảnh du lịch.

NIKON J1 VÀ V1 – 2011

Ra mắt khá “mờ nhạt”, mặc dù mang rất nhiều những tính năng đột phá tại thời điểm năm 2011. Nikon ra mắt dòng J1 và V1 với mục đích làm mới dòng sản phẩm với những chiếc máy Mirrorless, mục đích thu hút những người dùng đam mê nhiếp ảnh, muốn nâng cấp chất lượng ảnh từ những chiếc smartphone. Nhưng nhiều người quan sát cho rằng đây là nỗ lực của Nikon nhằm củng cố vị thế trên thị trường trước những tên tuổi mới nổi như Sony, Fujifilm, Olympus hay Panasonic.
Tuy nhiên dòng sản phẩm này không thành ng và nhanh chóng bị “cho nghỉ hưu” chỉ sau đó khoảng vài năm, được coi là 1 thất bại của Nikon khi tham gia thị trường Mirrorless. Sai lầm lớn nhất của hãng có lẽ bởi quyết định lựa chọn cỡ cảm biến quá nhỏ: 1-inch, không khai thác được những lợi thế của khả năng thay đổi ống kính, và cho chất lượng ảnh không thật sự nổi bật nếu so sánh với các điện thoại smartphone đang phát triển vượt bậc tại thời điểm đó.
Sự thất bại của Nikon J1 và V1 chính là bài học của các hãng máy ảnh khác trong việc hoạch định phân khúc các sản phẩm máy ảnh, cách lựa chọn cỡ cảm biến phù hợp với thị hiếu của người dùng.

CANON EOS 6D – 2012


Chiếc máy ảnh “không bao giờ lỗi thời” Canon 6D ra mắt vào năm 2012, và đến ngày hôm nay vẫn được sử dụng rộng rãi – một kỷ lục vô tiền khoán hậu của thời đại máy ảnh số. Đây là 1 trong những mẫu máy ảnh thành ng nhất mọi thời đại của Canon, và cũng là 1 trong những chiếc máy đầu tiên mang đến định nghĩa “máy ảnh Full Frame nhập môn giá rẻ” đến với người dùng, đặc biệt những người trước đây bị “mắc kẹt” ở các dòng máy APS-C do kinh phí.
Cơ bản là 1 chiếc 5D mark III rẻ hơn, tối giản hơn, chiếc Canon 6D là dòng máy Full Frame nhỏ gọn nhất, nhẹ cân nhất, và giá rẻ nhất của Canon tới thời điểm ra mắt. Không có thông số quá “khủng” nhưng rất đáng tin cậy, mang chất lượng ảnh đẹp xuất sắc, nên chiếc Canon 6D được rất nhiều người đam mê nhiếp ảnh nghiệp dư, bán chuyên lựa chọn.
Có 1 sự thật là chiếc 6D thành ng đến mức, Canon vẫn tiếp tục duy trì việc lắp mới dòng máy trong vòng 7 năm liên tiếp – khoảng thời gian dài nhất trong các dòng máy ảnh kỹ thuật số thời hiện đại. Và phải 5 năm sau ra mắt hãng mới quyết định ra phiên bản tiếp theo – chiếc Canon 6D mark II. Một điều phải ng nhận là chiếc Canon 6D đã giúp phổ cập chất lượng hình ảnh cảm biến Full Frame đến với người dùng phổ thông.

OLYMPUS OM-D E-M5 – 2012

Cỡ cảm biến M43 (Micro Four Third) là sân chơi của 2 hãng Panasonic và Olympus. Mặc dù Panasonic ra mắt chiếc máy Mirrorless cảm biến M43 đầu tiên, nhưng Olympus giữ danh hiệu sở hữu những chiếc máy Mirrorless M43 đáng sử dụng nhất trong nửa đầu thập kỷ. Và chiếc OM-D E-M5 của Olympus là đỉnh cao thành ng của hãng. Thiết kế đẹp, hoài cổ gợi nhắc đến thời đại máy film, cùng thông số khủng và hiệu năng chuyên nghiệp, chiếc E-M5 được rất nhiều fan các dòng máy nhỏ gọn yêu thích.
Tuy nhiên, M43 là kích cỡ cảm biến nhỏ, ngay cả so với năm 2012. Và kích cỡ này cũng mang đến nhiều hạn chế chất lượng ảnh. Olympus bù lại bằng những ng nghệ rất tân tiến tại thời điểm ra mắt, gồm chống rung cảm biến 5 trục, ống ngắm EVF độ phân giải 1.44 triệu điểm ảnh, chống chịu thời tiết, khả năng lấy nét liên tục khủng so với thời điểm, quay video Full HD 60p. Chiếc E-M5 trở thành 1 lựa chọn xuất sắc cho việc chụp ảnh du lịch, ảnh dã ngoại, hay 1 chiếc máy phụ cho những người yêu nhiếp ảnh sử dụng hàng ngày.
Tuy 1 thời gian sau Olympus không thành ng với dòng máy M43, triết lí thiết kế của chiếc E-M5, cùng phong cách máy nhỏ gọn mang hiệu năng khủng được rất nhiều hãng học hỏi và cho ra những dòng sản phẩm thành ng rực rỡ như Sony A7, Fujifilm X-T, Canon R,…

SONY CYBERSHOT RX100 – 2012

Nằm trong số ít các dòng máy Compact gặt hái thành ng trong thời đại Smartphone lấn lướt. Chiếc Cybershot RX100 là khởi điểm cho những thành tố cơ bản của dòng RX100-series được nhiều người yêu mến: mang cảm biến 1 inch, hiệu năng lấy nét và chụp liên tục khủng khiếp, ống kính zoom tích hợp chất lượng cao, quay video xuất sắc – gói gọn trong 1 thân máy nhỏ đút vừa túi quần.
Các phiên bản sau của dòng RX100 như Mark III hay Mark IV có thêm nhiều tính năng hữu ích như ống EVF tích hợp, khả năng kết nối Mic,… nhưng chiếc RX100 nguyên bản vốn đã sở hữu rất nhiều điểm cộng, và cũng chính là chiếc máy giúp định hình lại thị trường máy ảnh Compact. Sự thành ng của Sony RX100 cũng là nguyên mẫu cho những đối thủ học hỏi và cạnh tranh, như sự ra mắt các dòng Canon Powershot G5X, G7X hay Fujifilm X30, X70.

SAMSUNG GALAXY NX – 2013

Là câu trả lời cho câu hỏi thú vị “Sẽ ra sao nếu chúng ta kết hợp những lợi thế trải nghiệm của 1 chiếc điện thoại smartphone với thế mạnh hình ảnh của máy ảnh chuyên dụng?”. Là một sản phẩm rất được đón đợi từ nhà Samsung trong năm 2013, vốn đã cho ra mắt những chiếc máy ảnh và smartphone rất xuất sắc tại thời điểm đó.
Nhưng đáng tiếc, chiếc Samsung Galaxy NX lại khá thất bại về mặt doanh thu. Mặc dù là ý tưởng rất hay, nhưng với giá thành “trên trời” lúc ra mắt – khoảng $1.600 cho 1 chiếc máy mang cảm biến APS-C 20mp, kèm với việc sử dụng giao diện smartphone của Samsung cũng không thực sự mượt mà tại năm 2013 – giao diện y hệt chiếc Galaxy S4, không tối ưu cho việc chụp ảnh. Khiến chiếc Galaxy NX mang trải nghiệm khá tệ cho người sử dụng, kể cả người dùng đã dùng smartphone hay máy ảnh từ trước đó. Một minh chứng cho việc ý tưởng hay không đồng nghĩa với sản phẩm tốt.

SONY A7 VÀ A7R - 2013


Nếu chiếc máy Mirrorless APS-C đầu tiên là của Samsung, thì chiếc máy Mirrorless Full Frame đầu tiên là của Sony. Mặc dù bộ đôi A7 và A7R đánh dấu sự phát triển vượt bậc của hãng máy ảnh Sony, sự ra mắt của 2 dòng máy cũng không tránh khỏi “sóng gió”. Gặp nhiều lỗi phầm mềm, hệ lens nghèo nàn, lấy nét chậm chính là 1 trong số những vấn đề thế hệ máy Mirrorless Full frame đầu tiên của Sony gặp phải. 
Nhưng không thể phủ nhận, Sony A7 và A7R chính là những bước tiến quan trọng nhất của nền ng nghiệp máy ảnh trong thập niên 2010, mang những cải tiến ng nghệ góp phần làm thay đổi thị trường máy ảnh vốn bị trững lại trong nhiều năm.
Trước thời điểm xuất hiện của Sony A7 và A7R, các dòng máy DSLR vẫn luôn độc chiếm phân khúc máy Full Frame, và các tên tuổi như Canon và Nikon thật sự “ngủ quên trên ngai vàng” khi hàng năm cho ra những sản phẩm mang rất ít nâng cấp. Sony thực sự làm cả thị trường bất ngờ, và phải mất thêm 5 năm nữa 2 ông lớn Canon và Nikon mới có thể đuổi kịp Sony trong cuộc chơi máy ảnh Mirrorless Full frame mà bộ đôi A7/A7R đã khởi đầu. Nhưng ngay cả trong lúc chờ đợi các đối thủ đuổi kịp, hãng Sony vẫn cải tiến không ngưng nghỉ khi liên tục cho ra thêm các phiên bản máy ảnh Mirrorless hiệu năng cao: A7S chuyên quay video, các bản A7 mark II và A7RII thâm nhập thị trường người dùng chuyên nghiệp/bán chuyên nghiệp. Việc ngày nay Sony đang chiếm thị phần rất lớn thị trường các dòng máy ảnh chuyên nghiệp đều bắt đầu từ thành ng của 2 chiếc A7 và A7R.
Mặc dù mang nhiều hạn chế khi ra mắt, Sony A7 và A7R cũng là những chiếc máy đánh dấu mốc rất quan trọng trong sự phát triển của máy ảnh nói chung. Chúng cũng là những thế hệ đầu tiên trong hàng ngũ những chiếc máy ảnh Full frame Mirrorless nhỏ gọn làm khuynh đảo thị trường nhiếp ảnh sau này.

LEICA T (TYP 701) – 2014

Đánh dấu sự chuyển mình của hãng máy ảnh huyền thoại Leica. Đầu tiên là trong việc chế tạo máy ảnh: chiếc Leica T được chế tạo bằng phương pháp đúc nguyên khối, vỏ máy làm từ 1 khối nhôm nung chảy duy nhất, tạo hình bằng khuôn đúc, thay vì từ nhiều phần khác nhau lắp lại. Việc được lắp ráp nguyên khối mang đến cảm giác chắc chắn và cao cấp, nâng tầm sản phẩm mà sau này nhiều hãng máy ảnh khác cũng sẽ áp dụng theo Leica.
Bên cạnh đó, chiếc Leica T cũng đem đến giao diện mới mẻ, hiện đại hơn, thay thế phần lớn các phím nút bằng 1 màn hình cảm ứng “khổng lồ” cùng giao diện bằng các app rất giống điện thoại. Tuy không thực sự là cuộc cách mạng trong cách xây dựng giao diện máy ảnh, nhưng ở chiếc Leica T mang rất nhiều điểm hợp lí, tiện dụng mà nhiều người dùng đã mong đợi từ chiếc Samsung Galaxy NX trước đó.
Mặc dù giao diện đột phá và sự cao cấp trong thiết kế, chiếc Leica T không phải là 1 sản phẩm máy ảnh “hoàn hảo” – lấy nét chậm, có nhiều lỗi trong hệ điều hành, cùng giá thành cao chót vót là 1 số trong những hạn chế khiến không nhiều người lựa chọn chiếc máy này. Tuy nhiên không thể phủ nhận, Leica T đóng vai trò đánh dáu sự chuyển mình của hãng Leica nói riêng và các hãng máy ảnh nói chung trong thiết kế máy ảnh đề cao tối đa trải nghiệm người dùng.  Leica cũng là chiếc máy đầu tiên sử dụng hệ ngàm L-mount, mà sau này sẽ được tận dụng rất thành ng trên các dòng máy Panasonic Lumix, Sigma hay Leica SL.

NIKON D750 – 2014

Dù đã ra mắt được… 8 năm, nhưng Nikon D750 vẫn được rất nhiều trang tin, cộng đồng khuyên dùng và lựa chọn. Không chỉ bởi vì đây là 1 chiếc máy Full frame giá thành hấp dẫn, mà còn bởi vì nó thực sự tốt. Một chiếc máy Full frame rất cân đối về mọi mặt, thiết kế chỉn chu cao cấp, không đầu tư quá nhiều vào mặt nào mà bỏ dở mất mặt khác. Nhiều các chuyên gia đánh giá đến ngày nay vẫn lấy sự hoàn thiện của Nikon D750 làm hình mẫu để đánh giá các dòng máy mới ra mắt.
Nhưng có 1 điều không phải ai cũng biết, có rất ít chiếc máy ảnh nào đạt được độ cân đối về hiệu năng, thiết kế và giá thành như chiếc Nikon D750. Làm ra 1 chiếc máy hoàn thiện về mọi mặt là rất khó, đặc biệt nếu phải tính cả chi phí phát triện và lợi nhuận bán máy của các hãng. Một số tên tuổi hiếm hoi qua từng thời kì bao gồm chiếc Canon 10D, Canon 5D mark II, Nikon D700, Nikon D750 và gần đây là chiếc Sony A7III.
Mang hiệu năng lấy nét xuất sắc, cho phép người dùng máy theo đuổi các thể loại ảnh tốc độ cao như thể thao mạo hiểm, cùng cảm biến Full Frame cho chất lượng ảnh tĩnh tuyệt vời. Chiếc D750 gần như có thể làm mọi thứ mà người sử dụng yêu cầu – trong khuôn khổ nhiếp ảnh. Mặc dù chiếc Nikon D850 được đánh giá là đỉnh cao của ng nghệ máy ảnh DSLR, tước vị chiếc máy DSLR để lại nhiều dấu ấn trong lòng người dùng nhất chắc chắn chính là chiếc Nikon D750. Một chiếc máy ảnh hoàn hảo, cân đối giữa hiệu năng, chất lượng, tính năng và giá thành.

SAMSUNG NX1 – 2014

Nói về sự “không lỗi thời” thì bên cạnh 2 tên tuổi là Canon 6D và Nikon D750, năm 2014 cũng đánh dấu sự ra mắt chiếc Samsung NX1, mang những tính năng và hiệu năng hiện đại, làm ngỡ ngàng cả thị trường máy ảnh Mirrorless tại thời điểm ra mắt và vẫn rất ấn tượng ngay cả so với hiện tại – với 1 giá thành rất hợp lí!
Lướt qua thông số của chiếc NX1 quả thật rất đáng ấn tượng: 1 chiếc máy ảnh Mirrorless APS-C 28mp, cho phép chụp liên tiếp 15 khung hình/s lấy nét liên tục, hỗ trợ quay 4K, chống chịu thời tiết đỉnh cao, ống ngắm EVF sắc nét, cùng ng nghệ chiếu sáng sau trên cảm biến (BSI) nâng hiệu suất chụp ảnh thiếu sáng. Đây giống thông số của 1 chiếc máy ảnh ra mắt năm 2019-2020 hơn là 1 chiếc máy từ 2014.
Chiếc NX1 gần như là hoàn hảo trong mắt người dùng, kèm với việc ra mắt cùng lúc 2 chiếc ống kính khẩu lớn của Samsung tạo nên những combo máy trên cả tuyệt vời. Không 1 hãng máy ảnh nào cho ra mắt mẫu máy ảnh APS-C có thông số vượt qua chiếc Samsung NX1 trong vòng 5 năm sau đó, và phải đến khi Canon cho ra mắt dòng M6 mark II và 90D, chiếc NX1 mới chính thức bị soán ngôi.
Việc ra mắt chiếc NX1 thực sự khiến chúng ta phải nể phục những nỗ lực của Samsung trong thời kỳ phát triển của máy ảnh Mirrorless. Chiếc máy mang thông số “trong mơ” mà ngay cả thời điểm hiện tại vẫn rất ấn tượng. Đã có nhiều đồn đoán Samsung sẽ cho ra mắt 1 phiên bản máy NX1 mang cảm biến Full frame, nhưng đáng tiếc Samsung đã sớm rút chân khỏi thị trường nhiếp ảnh không lâu sau khi chiếc NX1 ra mắt, và mong ước về 1 chiếc máy ảnh Samsung Full frame đã không thành hiện thực.

LEICA Q (TYP 116) - 2015

Thường bị phê phán là hãng máy ảnh làm ra những chiếc máy để “trưng bày, trang trí”, và đã quên đi mất cách để làm hài lòng những người đam mê nhiếp ảnh chân chính, chiếc Leica Q chính là câu trả lời “sửa sai” của hãng Leica dành đến những người hâm mộ.
Hướng đến người dùng nhiếp ảnh, không chỉ đến những người “sưu tầm máy ảnh”, chiếc Leica Q mang đến chất lượng ảnh rất xuất sắc đến từ cảm biến Full frame 24mp cùng ống kính chất lượng cao 28mm F1.7, ng thái học cũng được cải thiện nhưng máy vẫn giữ thiết kế đặc trưng của Leica. 
Giá thành thời điểm ra mắt là $4.250 hiển nhiên đặt chiếc Leica Q vào phân khúc máy ảnh cao cấp, nhưng trong 1 phân khúc máy ảnh gần như không có đối thủ cạnh tranh (đối thủ duy nhất là chiếc Sony RX1RII – giá $3.300 cũng không hề rẻ). Chiếc Leica Q cũng có nhiều lợi thế như có ống kính khẩu độ lớn hơn, chống rung trong lens, góc ảnh đa dụng hơn, và quan trọng nhất – nó là 1 chiếc Leica! Nên dù giá thành cao chiếc Leica Q vẫn rất thành ng trên thị trường.

PENTAX K-1 – 2016

Không phải ai cũng biết đến máy ảnh Pentax, nhưng ai đã dùng máy Pentax thì đều yêu quý thương hiệu này 1 cách nồng nàn. Chính vì vậy, dù là 1 thương hiệu nhỏ và trải qua nhiều năm trắc trở về tài chính, hãng Pentax vẫn bám trụ 1 cách dẻo dai nhờ lượng khách hàng trung thành tuyệt đối.
Chiếc K-1 đại diện hoàn hảo cho phong cách máy ảnh Pentax. Nó hầm hố, cứng cáp, và “dẻo dai”. Giao diện chi chít nút bấm, vòng xoay, mang đậm hơi hướng chiếc máy ảnh DSLR truyền thống, và cũng là 1 trong những chiếc máy bền bỉ bậc nhất trên thị trường. Đặc biệt hướng đến nhóm người dùng nhiếp ảnh ngoại cảnh, chiếc K-1 được trang bị khả năng chống chịu thời tiết đỉnh cao, đứng vững trước mọi điều kiện thời tiết kể cả khắc nghiệt nhất. Nút bấm có đèn nền và 1 số tiện ích chụp ảnh đêm cũng là những tính năng hỗ trợ mà người nhiếp ảnh thiên văn ưa thích ở chiếc máy.
Mặc dù không thật sự thành ng trên thị trường, bị bỏ xa doanh số bởi các đối thủ Full frame khác. Nhưng Pentax K-1 lại đại diện cho 1 hãng máy ảnh tuy nhỏ nhưng rất trân trọng, biết lắng nghe và quan tâm đến người dùng, một điều không phải các đối thủ lớn hơn đều làm được. Chính vì lẽ đó, hãng Pentax đã có được một lượng người dùng tuy không nhiều nhưng tuyệt đối trung thành với hãng.

FUJIFILM GFX 50S - 2016

Dù tham gia thị trường Mirrorless muộn hơn các hãng khác, với mũi nhọn sản phẩm là các dòng máy APS-C nhưng Fujifilm vẫn tạo được dấu ấn cho riêng mình với hệ ngàm XF và dòng máy X series. Nhưng cũng không thể phủ nhận, việc tham gia thị trường muộn khiến Fujifilm rất khó có thể cạnh tranh với các tên tuổi khác trong phân khúc máy ảnh Full frame như Sony, Canon hay Nikon. Chính vì vậy, hãng đã có quyết định táo bạo, là bỏ qua hoàn toàn phân phúc máy ảnh Full frame, và thay vào đó tập trung tiềm lực vào 1 phân khúc máy ảnh ít được quan tâm trước đây – máy Medium Format – vốn được rất ít hãng máy ảnh tham gia và có giá thành rất đắt đỏ.
Chiếc Fujifilm GFX 50S đã ra mắt và thay đổi hoàn toàn định kiến này. Mang cảm biến độ phân giải 50mp kích thước 43.8 x 32.9mm (cỡ cảm biến Medium Format khổ nhỏ), cho diện tích cảm biến lớn gấp 4 lần so với máy ảnh APS-C và gấp 1.7 lần so với máy ảnh Full Frame. Điều này khiến chiếc GFX 50S sở hữu nhiều lợi thế chất lượng ảnh so với những đối thủ có cảm biến nhỏ hơn, với giá thành không chênh lệch quá lớn.
Bên cạnh lợi thế cảm biến, chiếc GFX 50S cũng mang đến nhiều ng nghệ, trải nghiệm sử dụng vượt trội so với các đối thủ Medium Format khác, với giá thành “dễ thở” hơn rất nhiều cùng giao diện thân thiện với người dùng. Sự ra mắt của chiếc Fujifilm GFX 50S đã giúp mở ra 1 phân khúc máy ảnh mới đến gần hơn với người dùng thông thường, vốn trước đây chưa bao giờ mơ đến việc có thể sở hữu 1 chiếc máy ảnh cảm biến Medium Format.

PANASONIC LUMIX GH5 - 2017

Panasonic sẽ mãi mãi được nhắc đến là thương hiệu cho ra mắt chiếc máy ảnh Mirrorless thay được ống kính đầu tiên (Lumix G1 - 2009), tuy nhiên đầu tiên không có nghĩa là duy nhất. Và với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường máy ảnh Mirrorless nửa sau thập kỉ trong phân khúc máy APS-C và Full Frame, buộc Panasonic phải có hướng đi khác. Và với lí do này, Panasonic hướng tầm mắt đến phân khúc máy ảnh quay video.
Mặc dù đã cho ra mắt rất nhiều những chiếc máy ảnh chuyên quay video từ trước – khởi điểm từ chiếc GH1, nhưng 1 điều không thể phủ nhạn chiếc GH5 là một bước nhảy vọt.
Mang những tính năng trong mơ của 1 người làm video nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp: Hỗ trợ quay video 4k 60 khung hình không crop, hệ màu 10 bit tỉ lệ khung hình 4:2:2, hệ màu V-LogL, căn chỉnh cường độ sáng, chống rung 5 trục cảm biến và nhiều hơn thế nữa. Máy cũng có hỗ trợ các giao thức kết nối âm thanh như giắc cắm tai nghe, giắc XLR, v.v.
Với chiếc GH5, Panasonic đẩy mạnh việc hướng đến nhóm người dùng là những nhà làm phim, làm video độc lập, hay các hãng phim vừa và nhỏ cần 1 chiếc máy nhỏ gọn, nhẹ cân hỗ trợ việc làm phim. Chiếc Lumix S1H – 1 trong những hậu duệ của GH5, hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các đoàn làm phim, và cũng được Netflix phê chuẩn chất lượng sản xuất phim điện ảnh.

SONY A9 – 2017

Cộng đồng đam mê nhiếp ảnh từ lâu đã ngưỡng mộ những dòng máy đỉnh cao chuyên chụp thể thao, phóng sự, động vật hoang dã như  dòng Canon 1Dx và Nikon D4, 5, 6 của thời đại DSLR. Và chúng ta luôn đặt ra câu hỏi: đến bao giờ thì mới có 1 chiếc máy Mirrorless mang hiệu năng, độ bền bỉ tương tự? Vào năm 2017, câu hỏi được giải đáp với chiếc Sony A9, và hãng Sony đúng với nghĩa đen, đã “nhét” toàn bộ những gì họ có vào trong 1 sản phẩm này, để làm hài lòng những nhóm người dùng yêu cầu đòi hỏi cao nhất – thuyết phục họ việc không chỉ có máy DSLR mới đáp ứng được nhu cầu.
Những người dùng máy ảnh chuyên nghiệp thường tìm kiếm những chiếc máy ảnh hội tụ 3 yêu tố: thiết kế bền bỉ chắc chắn, thời lượng pin trâu, và hiệu năng lấy nét đầu bảng. Chiếc Sony A9 được thiết kế không chỉ để đáp ứng đủ 3 tiêu chí này, mà hơn nữa, Sony nhắm đến việc vượt mặt những dòng máy DSLR đầu bảng đến từ các đối thủ.
Chiếc A9 sở hữu cảm biến chồng CMOS tốc độ xử lí đứng đầu thị trường, cùng khả năng chống rung vật lí và tốc độc chụp lên tới 20 khung hình/s. Bên cạnh là khả năng chụp ảnh không tạo tiếng động rất được những phóng viên báo ảnh yêu thích khi tác nghiệp trong môi trường phức tạp.
Thân vỏ máy cũng được làm từ vật liệu hợp kim magnesium chống chịu thời tiết, cùng thời lượng pin cho phép chụp liên tục hàng nghìn tấm mỗi lần sạc đầy. Hệ thống lấy nét 693 điểm theo pha cho hiệu năng lấy nét đỉnh cao tại thời điểm ra mắt, và tiếp tục được cải thiện bởi những bản nâng cấp firmware tiếp theo. Chiếc A9 cũng cho phép quay video định dạng 4K UHD.
Khi ra mắt, Sony A9 được đánh giá là chiếc máy chụp thể thao tốt nhất trên thị trường, vượt trội cả so với những tên tuổi lâu đời đến từ Nikon hay Canon. Một điều không ai tưởng tượng được, đối với một hãng máy ảnh mới chỉ thực sự “nghiêm túc” với thị trường chuyên nghiệp khoảng 5 năm trước đó.

NIKON D850 – 2017

Như đã nói ở trước, Nikon D850 sẽ là chiếc máy ảnh đánh dấu đỉnh cao của ng nghệ máy DSLR, và rất ít có khả năng sẽ còn có chiếc máy DSLR dành cho người dùng phổ thông nào khác xuất hiện và soán ngôi vương của nó, khi mà thời đại máy ảnh Mirrorless đã mở ra. Chiếc D850 mang những nâng cấp vượt trội so với người tiền nhiệm D810 ( vốn chỉ là bản nâng cấp “nhẹ” từ chiếc D800), và đến ngày nay vẫn được đánh giá là 1 trong những chiếc DSLR mang ng nghệ hiện đại tối tân nhất, chỉ kém cạnh 1 chút so với những dòng máy siêu chuyên nghiệp như Nikon D6 và Canon 1DX mark III.
Cũng giống như chiếc D750, D850 là chiếc máy hoàn thiện về gần như mọi mặt, cân đối giữa hiệu năng, độ bền bỉ, tính năng và giá thành, đảm bảo cho người dùng thực hiện mọi thể loại nhiếp ảnh mong muốn. Và 1 tính năng nữa cũng khá bất ngờ khi có mặt trên 1 chiếc máy ảnh DSLR đó là khả năng quay 4k!
Chắc chắn đây sẽ là 1 chiếc máy còn được sử dụng rộng rãi trong 1 thời gian rất dài nữa, khi mà nó tích đủ những yếu tố cho 1 chiếc máy ảnh hoàn hảo: Cảm biến Full frame, phân giải lớn 46mp, cho hình ảnh sắc nét chất lượng cao, hệ lấy nét hiện đại trên 1 chiếc máy DSLR (153 điểm lấy nét), chụp liên tiếp nhanh 9 khung hình/s, cùng chất lượng thân vỏ bền bỉ, cứng cáp nồi đồng cối đá.
Chiếc D850 tốt đến mức, 1 số người coi việc làm ra chiếc D850 quá tốt chính là bước đi sai lầm của Nikon. Khi mà những sản phẩm tiếp theo thuộc phân khúc Mirrorless là Z6 và Z7 của hãng đều không thực sự thành ng, vì không đem lại lợi thế nổi bật khi so sánh với chiếc D850.  

NIKON Z6 và Z7 – 2018

Ra mắt sau chiếc D850 1 năm, Nikon ra mắt 2 chiếc máy đánh dốc mốc quan trọng của hãng: chiếc Z6 và Z7. Những chiếc máy DSLR trước đây của Nikon sử dụng hệ ngàm F mount đã tồn tại và phát triển trong hơn 60 năm, nhưng với những bước tiến ng nghệ của máy ảnh Mirrorless cùng những hạn chế về khẩu độ khiến hệ ngàm F bắt đầu bộc lộ rõ những điểm lỗi thời. Mặc dù được rất nhiều người ca ngợi về khả năng tương thích ống kính trong suốt hơn 6 thập kỉ, đã đến lúc Nikon cần một hệ ngàm mới.
Bước tiến chuyển sang các dòng máy Full Frame Mirrorless là cơ hội để Nikon bắt đầu với 1 khởi đầu mới, 1 hệ ngàm mới mang tên Z mount: với điểm nổi bật là lớn hơn 17% so với hệ ngàm F mount – rộng nhất trong tất cả các hệ ngàm máy Full Frame Mirrorless, cho phép việc sử dụng những ống kính Full Frame mang khẩu độ lên tới F0.95.
Chiếc Z6 và Z7 cơ bản giống y hệt nhau, khác biệt duy nhất là độ phân giải cảm biến. Có thể coi Z6 (24mp) là phiên bản Mirrorless kế thừa dòng D750, và Z7 (46mp) là người kế nhiệm cho chiếc D850. Cả 2 đều mang những tính năng lấy nét hiện đại, vượt trội so với các tiền thân DSLR, ví dụ như lấy nét theo pha 100% diện tích cảm biến, Liveview theo thời gian thực qua màn hình hoặc ống ngắm EVF, hỗ trợ quay 4k không crop.
Khá đáng tiếc khi 2 chiếc máy không nhận được quá nhiều sự yêu thích của người dùng khi ra mắt, vì 1 số hạn chế khá “khó hiểu” đến từ quyết định của hãng, ví dụ như chỉ hỗ trợ thẻ nhớ định dạng XQD, không có lấy nét tracking 3D theo vật thể. Tuy nhiên khi nhìn lại, đây thực sự là 2 chiếc máy đánh dấu sự chuyển mình của các ông lớn máy ảnh Nikon và Canon bước vào thị trường Mirrorless, và để lại cho người dùng những sản phẩm máy ảnh Full Frame chất lượng cao.

CANON EOS R – 2018

Và cũng chỉ vài ngày sau sự ra mắt của Nikon Z6 và Z7, Canon cũng chính thức gia nhập thị trường máy ảnh Full Frame Mirrorless với chiếc Canon EOS R. Và cũng như Nikon, chiếc máy này đánh dấu sự chuyển mình của Canon khi khai sinh ra một hệ ngàm hoàn toàn mới, với những đột phá ng nghệ mới mà hãng đã ấp ủ chuẩn bị từ lâu.
Một số điểm nổi bật về ng nghệ trên chiếc EOS R: Hệ thống lấy nét Dual Pixel AF – có mặt từ chiếc Canon 70D. Màn hình xoay lật cảm ứng – có mặt từ chiếc 650D. Khả năng quay Video 4k – có mặt trên chiếc 5D mark IV. Tức là bạn có thể thấy, ở trên chiếc EOS R mang những ng nghệ đã có mặt trên nhiều dòng máy từ lâu, nhưng chúng cùng nhau kết hợp để tạo nên 1 sản phẩm cao cấp, đa dụng thực hiện được nhiều tác vụ.
Việc Canon sớm hay muộn cũng sẽ cho ra mắt 1 chiếc máy Full Frame Mirrorless đã được đồn đoán từ lâu. Tuy nhiên chiếc máy ảnh đầu tiên của hệ ngàm RF không phải là 1 cuộc cách mạng toàn diện về ng nghệ máy ảnh. Thay vào đó, EOS R giống với một lời báo hiệu cho những thế hệ máy ảnh đột phá hơn, “cách mạng hơn” mà Canon sẽ ra mắt trong thời gian sau.

FUJIFILM GFX 100 - 2019

Chiếc máy Medium Format kỹ thuật số thứ 3 của Fujifilm, và cũng là chiếc máy ấn tượng nhất. Ra mắt vào cuối năm 2019, mang độ bền bỉ và kích thước của 1 chiếc DSLR chuyên nghiệp, nhưng với cảm biến lớn hơn nhiều và ng nghệ đầu bảng, hiện đại nhất của hãng. Thực sự là 1 phép màu khi hãng có thể “nhét” từng này cảm biến, ng nghệ, hiệu năng khủng trong 1 chiếc máy tương đối “nhỏ”.
Điểm ấn tượng nhất của chiếc GFX100 chính là cảm biến Medium Format 100mp có chống rung cảm biến và ng nghệ BSI. Điều này đồng nghĩa với gấp đôi độ sắc nét, gia tăng đáng kể chất lượng hình ảnh so với các phiên bản tiền nhiệm GFX 50S và GFX 50R, vốn đã tạo nên tiếng vang về chất lượng hình ảnh thời gian trước đó.
Hỗ trợ quay 4k chất lượng cao, báng cầm tích hợp, thời lượng pin trâu, giao diện hiện đại, vân vân và mây mây. Có thể khẳng định đây chính là “trùm cuối” của máy ảnh Fujifilm, tóm gọn những đỉnh cao phát triển ng nghệ của hãng trong suốt 10 năm qua.

Bạn đang xem: ĐÂY LÀ 20 CHIẾC MÁY ẢNH QUAN TRỌNG NHẤT CỦA THẬP KỶ! 2010-2020
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: