Hướng Dẫn Chi Tiết Setup Livestream Bằng Máy Ảnh Chuyên Nghiệp

Để hỗ trợ quý khách hàng có thể tự setup máy ảnh livestream một cách nhanh chóng, đơn giản và không phát sinh thêm chi phí, dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước. Đồng thời, bài viết cũng sẽ cung cấp một buổi hướng dẫn trực tiếp để đảm bảo thiết bị livestream của quý khách hoạt động tốt nhất.

 

1. Chuẩn Bị Các Thiết Bị Cần Thiết Khi Livestream Bằng Máy Ảnh           

Để đảm bảo chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt nhất và giúp quá trình livestream mượt mà, chúng ta sẽ cần chuẩn bị các thiết bị theo ba nhóm sau:                     

1.1. Thiết Bị Thu Hình Ảnh Và Âm Thanh                                          

1.1.1. Thân máy ảnh (Body máy ảnh): 

Chọn máy ảnh có chất lượng tốt, đầy đủ các cổng kết nối như HDMI, mic,... Có thiết kế kim loại tản nhiệt tốt, có khả năng thay đổi ống kính để nâng cao chất lượng hình ảnh.      

Đề xuất dòng máy: Sony A6300, A6400, ZVE10, A7C,... 

1.1.2. Ống kính rời (Lens máy ảnh) 

Lựa chọn ống kính: Chọn ống kính phù hợp với từng góc live như góc rộng, chân dung,... để có được góc khi live ưng ý với chất lượng hình ảnh tốt nhất. Có thể sử dụng ống fix để đạt chất lượng màu sắc và hình ảnh tốt trong tầm giá.                                        

1.1.3. Bộ mic rời:

Bộ mic rời có chất lượng thu âm tốt, kết nối ổn định sẽ giúp cho chất lượng âm thanh từ livestream được trong trẻo nhất và không bị rè ( vì chất lượng thu âm từ mic của máy ảnh chưa được cao )               

Đề xuất mọi người sử dụng mic không dây để có được sự tiện lợi và cơ động hơn. Các hãng mic tham khảo như Rode, Go Check, Sony,...        

1.2. Thiết Bị Phát Hình Ảnh Và Âm Thanh Lên Livestream                           

1.2.1. Bộ máy tính:

Cấu hình yêu cầu: Máy tính cần có cấu hình mạnh, xử lý tốt khi livestream trên nhiều nền tảng cùng lúc tránh tình trạng bị tràn RAM hay CPU. Nếu máy tính không đủ mạnh, livestream có thể bị giật hoặc khựng.

1.2.2. Màn hình rời

Có thể sử dụng thêm nhiều màn hình để dễ dàng điều chỉnh các thông số khi live hoặc để người live stream có thể theo dõi được trực tiếp hình ảnh của mình mình trên live trực tiếp sẽ như thế nào, có thể trực tiếp đọc được bình luận mà kh cần sử dụng qua điện thoại.

1.3. Các Thiết Bị Phụ Trợ Khác

1.3.1. Hệ thống đèn chiếu sáng:

Số lượng đèn cơ bản và bố cục set đèn:

Key light: Đèn chính để chiếu sáng chủ thể, đặt chếch 45 độ.

Fill light: Đèn để cân bằng và bổ sung thêm ánh sáng, đặt hướng đối diện đèn Key light.

Back light: Đèn nền giúp tạo chiều sâu và tách chủ thể khỏi phông nền. Đặt ở phía sau chủ thể.

Công suất: Nên sử dụng đèn có công suất khoảng 100W - 150W để cung cấp đủ ánh sáng cần thiết.

1.3.2. Chân máy ảnh:

Chân máy cần chắc chắn để giữ máy ảnh ở vị trí cố định, tránh bị nghiêng ngả và rung lắc trong quá trình livestream.

Chọn chân máy có thể điều chỉnh xoay ngang, xoay dọc để livestream trên nhiều nền tảng (Facebook, TikTok, Shopee,...).

1.3.3. Capture card và dây HDMI:

Capture card: Không cần chọn loại quá đắt, chỉ cần capture card xuất hình ảnh Full HD ổn định.                    

Đề xuất: Capture Earldom W-17.                    

Dây HDMI: Chọn dây chất lượng tốt từ các thương hiệu uy tín như Ugreen. Đảm bảo dây HDMI phù hợp với cổng kết nối trên máy ảnh như HDMI, mini HDMI hoặc micro HDMI.

1.3.4. Bộ nguồn giả:

Sử dụng bộ nguồn giả để cung cấp nguồn điện trực tiếp và liên tục cho máy ảnh mà không cần dùng pin. Điều này giúp livestream liên tục mà không lo hết pin.

Đề xuất: Nguồn giả từ các hãng như RavPower, Kingma,...

2. Các Bước Setup Kết Nối Máy Ảnh Với Máy Tính Để Livestream

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và phần mềm cần thiết.

Đảm bảo đã có đủ body máy ảnh, ống kính, capture card, dây HDMI, nguồn giả, mic và chân máy.

Cài đặt các phần mềm livestream cần thiết như OBS, TikTok Studio,...

Bước 2: Lắp ráp và kết nối thiết bị.

Lắp ống kính vào máy ảnh: Gắn ống kính phù hợp vào thân máy.

Cắm nguồn cho máy ảnh: Sử dụng bộ nguồn giả, cắm trực tiếp vào nguồn điện để đảm bảo máy có thể hoạt động liên tục.

Kết nối máy ảnh với máy tính: Cắm cổng mini HDMI hoặc HDMI vào máy ảnh rồi đầu còn lại cắm vào Capture, sau đó cắm capture card vào máy tính qua cổng USB.

Cắm mic rời: Kết nối mic rời với máy ảnh qua jack 3.5mm (lưu ý chọn dây mic tương thích với máy ảnh, 1 số loại dây sử dụng cho điện thoại sẽ kh kết nối được).

Bước 3: Cài đặt trên máy ảnh.

Chuyển máy ảnh sang chế độ quay phim và để về chế độ chỉnh thông số thủ công: Chuyển máy ảnh về chế độ quay phim để dễ dàng điều chỉnh thông số và khi live sẽ ổn định hình ảnh hơn

Điều chỉnh cài đặt trong Menu:

Bật chế độ “Auto Pwr off Temp” ở mức “High” để tránh máy tự động tắt khi nhiệt độ cao.                 

Trong mục "HDMI Setting", chọn "HDMI Resolution" là 1080i để xuất hình ảnh ổn định. Cũng trong Menu này sẽ OFF phần HDMI info và TC Output, bật ON CTRL for HDMI

Bước 4: Cài đặt phần mềm OBS.

Thêm nguồn video từ máy ảnh: Trong OBS, tại phần Sources, bấm vào dấu "+" và chọn Video Capture Device. Ở cửa sổ hiện ra, chọn USB Capture 3.0. Bấm Apply để xác nhận. OBS sẽ nhận diện camera từ máy ảnh của bạn.

Cài đặt độ phân giải: Vào mục Setting -> Video và điều chỉnh độ phân giải về 1920x1080 hoặc 1080x1920 tùy vào nhu cầu livestream ngang hay dọc.

Cài đặt chất lượng khi xuất: Vào mục Setting -> Output, phần Output mode chọn Advanced. Sau đó phần Streaming chọn Rescale Output và để 1920x1080 hoặc 1080x1920 giống với cài đặt trên

Cài đặt nguồn âm thanh: Chọn âm thanh từ "USB 3.0 Capture" để lấy âm thanh từ mic đang cắm trên máy ảnh.

3. Thiết lập để phát livestreams

3.1. Phát Livestream Trên Facebook hoặc Shopee

Bước 3.1.1: Lấy Server URL và Stream Key từ Nền Tảng

Truy cập vào tài khoản của bạn trên Facebook hoặc Shopee.

Tạo một buổi livestream mới:

Facebook:

Vào trang cá nhân hoặc fanpage của bạn.

Nhấn vào nút "Live Video" hoặc "Phát trực tiếp".

Shopee:

Vào mục "Kênh người bán".

Chọn "Livestream" và nhấn vào "Bắt đầu livestream".

Lấy Server URL và Stream Key:

Trong giao diện chuẩn bị livestream, bạn sẽ thấy hai thông tin:

Server URL (URL máy chủ).

Stream Key (Khóa luồng).

Bước 3.1.2: Cấu Hình OBS với Server URL và Stream Key

Mở phần mềm OBS Studio.

Truy cập vào cài đặt Stream:

Nhấn vào "Settings" ở góc dưới bên phải.

Chọn tab "Stream" trong cửa sổ Settings.

Ở mục "Service", chọn "Custom...".

Nhập Server URL và Stream Key:

Server: Dán Server URL từ bước trước vào ô này.

Stream Key: Dán Stream Key vào ô tương ứng.

Nhấn "Apply" và sau đó "OK" để lưu.

Bước 3.1.3: Bắt Đầu Phát Livestream

Kiểm tra lại các cài đặt trong OBS như mục 3.1.2:

Đảm bảo rằng hình ảnh và âm thanh từ máy ảnh và mic đã hoạt động. 

Bắt đầu phát:

Nhấn vào "Start Streaming" trong phần "Controls" ở góc dưới bên phải trong OBS

Quay lại nền tảng Facebook hoặc Shopee:

Bạn sẽ thấy một bản xem trước (preview) của livestream.

Nhập tiêu đề, mô tả và các thông tin khác cho buổi livestream.

Phát trực tiếp:

Nhấn "Go Live" hoặc "Bắt đầu phát trực tiếp" để bắt đầu.

3.2. Phát Livestream Trên TikTok

Lưu ý: Tài khoản TikTok của bạn cần đạt đủ điều kiện (ví dụ: số lượng follower nhất định) để sử dụng TikTok Live Studio.

Bước 3.2.1: Bật OBS Virtual Camera

Mở OBS Studio.

Bật Virtual Camera:

Trong phần "Controls", nhấn vào "Start Virtual Camera".

Bước 3.2.2: Cấu Hình TikTok Live Studio

Thiết lập độ phân giải và tỷ lệ màn hình:

Chọn độ phân giải Full HD (1920x1080).           

Chọn tỷ lệ màn hình dọc hoặc ngang tùy theo nhu cầu.

Thêm nguồn video từ OBS:

Nhấn vào dấu "+" (Thêm nguồn).       

Chọn "Camera".

Trong danh sách, chọn "OBS Virtual Camera".

Cài đặt chất lượng video:

Độ phân giải: Chọn Full HD.

FPS: Chọn 30 FPS (phù hợp cho livestream bán hàng và hỗ trợ thêm filter).

Bước 3.2.4: Bắt Đầu Phát Livestream

Kiểm tra lại hình ảnh và âm thanh.    

Thêm tiêu đề và mô tả cho buổi livestream.

Bắt đầu phát:

Nhấn "Go Live" hoặc "Bắt đầu phát trực tiếp".   

3.3. Phát Livestream Trên Nhiều Nền Tảng Cùng Lúc

3.3.1. Thực hiện tất cả các thao tác trên cho các nền tảng mình muốn sử dụng để live.

3.3.3. Thực hiện cùng lúc bật Start Streaming và Virtual Camera trên OBS để có thể phát live được trên cả nền tảng Facebook/Shopee và Tiktok.

4. Hướng Dẫn Setup Màu Sắc Và Filter Qua OBS

Bước 1: Tải plugin làm đẹp.

Truy cập link: https://www.obsworks.com/facebeauty/ để tải plugin làm đẹp cho OBS.

Bước 2: Cài đặt plugin vào OBS.     

Tắt OBS, sau đó chạy file cài đặt vừa tải. Khi mở lại OBS, trong thanh công cụ sẽ xuất hiện mục “Plugin Center”. 

Bước 3: Điều chỉnh filter.

Trong “Plugin Center”, bạn có thể tùy chỉnh màu da, làm mịn, chỉnh mắt to, eo thon,... để hình ảnh livestream đẹp hơn.

---------------------------

Máy Ảnh Cũ Hà Nội

Đ/c: Số 11LK2 Khu 90 Nguyễn Tuân - Quận Thanh Xuân - Hà Nội

Sđt: 0705.320.888

Bạn đang xem: Hướng Dẫn Chi Tiết Setup Livestream Bằng Máy Ảnh Chuyên Nghiệp
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo