'The Flatiron' - bức ảnh chụp New York đã trở thành tác phẩm đứng thứ hai loạt ảnh đắt nhất mọi thời đại được đấu giá

'The Flatiron' - bức ảnh chụp New York đã trở thành tác phẩm đứng thứ hai loạt ảnh đắt nhất mọi thời đại được đấu giá

Vào ngày 9/11, tác phẩm The Flatiron mang tính biểu tượng của New York đã được bán với giá 11,8 triệu USD (~293 tỷ vnđ) trở thành bức ảnh đắt giá thứ hai của thời đại cho đến nay - chỉ sau “Le Violon d' Ingres” của Man Ray.

Bức ảnh chụp New York 'The Flatiron' đã trở thành tác phẩm đứng thứ hai loạt ảnh đắt nhất mọi thời đại được đấu giá:

Tòa nhà Flatiron là một trong những công trình biểu tượng của Thành phố New York. Nổi bật với thiết kế hình tam giác độc đáo, hòa hợp với khối hình bệ đỡ dưới chân. Mặt tiền bằng đá vôi và khung thép của tòa nhà là những hình mẫu điển hình về kiến trúc mỹ thuật đầu thế kỷ 20. Khu đi bộ và Quảng trường Madison gần đó là khoảng không gian dành cho người dân đi lại, thư giãn.

Là một trong những tòa nhà chọc trời đầu tiên của Thành phố New York, công trình này là kỳ tích mang tính biểu tượng của kỹ thuật kiến trúc và thiết kế, và hiện vẫn là một trong những tòa nhà lịch sử và được chụp ảnh nhiều nhất của thành phố. Thực tế là đã có rất nhiều tác phẩm từ cổ đến kim chụp tòa nhà này đã nổi tiếng thế giới.

The Flatiron - tòa nhà ở New York (Mỹ) | Edward Steichen 

Bức ảnh hiếm hoi này thuộc bộ sưu tập đồ sộ của cố đồng sáng lập Microsoft Paul Allen* đã được Nhà đấu giá Christie’s ở New York bán vào hôm thứ Tư tuần này. The Flatiron - được chụp vào năm 1904 và vào năm 1905 - vượt qua con số ước tính 2-3 triệu USD.

Theo CNBC, 60 hiện vật từ bộ sưu tập của Paul Allen được bán tại sàn đấu giá Christie's vào tối 9/11, chạm đến con số 1,5 tỷ USD.

Phiên đấu giá đã diễn ra rất căng thẳng. Nhóm chuyên gia của Christie's còn phải tập trung trực điện thoại để trả giá thay mặt cho các khách hàng lớn của họ đến từ Châu Á, Trung Đông…

Bộ sưu tập của Paul Allen, nhà đồng sáng lập quá cố của Microsoft, là một kho tàng nghệ thuật với đủ các kiệt tác thuộc nhiều giai đoạn, kéo dài đến cả 500 năm. Theo đúng cam kết Allen đã ký với Tổ chức Giving Pledge (tổ chức phi lợi nhuận do Bill Gates và Warren Buffet thành lập), tổng số tiền thu về sẽ được chuyển cho các tổ chức từ thiện.

Tuy nhiên, kỷ lục hiện nay cho bức ảnh đắt giá nhất mọi thời đại vẫn là Le Violon d’Ingres của Man Ray được bán với giá 12,4 triệu USD chỉ trong tháng 5/2022. Trước khi lên sàn đấu giá, tác phẩm này chỉ được định giá khoảng 7 triệu USD.

Flatiron là một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng nhất của Steichen và được những người đam mê nhiếp ảnh ca ngợi là một trong những ví dụ đầu tiên về khả năng kết hợp hội họa như một loại hình nghệ thuật của phương tiện này.

 

 

Hình ảnh được chụp chỉ hai năm sau khi tòa nhà Flatiron ở New York hoàn thành, một dấu hiệu cho thấy sự "chuyển mình" mạnh mẽ trong thành phố. Nó cũng liên quan đến một bức ảnh trước đó của cố vấn và bạn của Steichen, Alfred Stieglitz, người đã chụp tòa nhà vào năm trước.

Chỉ có ba bản còn tồn tại, hai trong số đó nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Metropolitan. Và cả ba đều khác nhau, nhờ Steichen sử dụng chất liệu bichromate gum bichromate trên bản in platinum, khiến mỗi bản in lại cho ra một màu khác nhau.

Một bản in còn lại thuộc bộ sưu tập của gia đình Steichen cho đến những năm 1990 khi nó được vị đồng sáng lập Microsoft Paul Allen mua lại.

 

The Pond - Moonlight | Edward Steichen

Flatiron được bán với giá 11,8 triệu USD vào thứ Tư, gần gấp 5 lần kỷ lục trước đó của ông về việc bán tác phẩm của mình.

Vào năm 2006, một bản in của ảnh chụp nhà báo thời kỳ đầu của Steichen, The Pond - Moonlight (1904), được bán với giá 2,9 triệu USD Mỹ - vào thời điểm đó, đây cũng chính là mức giá cao nhất từng được trả cho một bức ảnh được đấu giá, gần gấp 5 lần kỷ lục ảnh đấu giá trước đó của chính nghệ sĩ.

 


Le Violon d’Ingres (1924) của Man Ray.


Man Ray’s Le Violon d’Ingres cũng được sàn đấu giá Christie’s bán tại New York và đi kèm với ước tính cao ngất ngưởng 7 triệu USD khi chưa lên sàn. Bức ảnh mang tính biểu tượng được chụp vào năm 1924 và mô tả Kiki de Montparnasse, được coi là nàng thơ của Man Ray. Điểm đặc biệt là Man Ray đã vẽ biểu tượng lỗ hổng của một nhạc cụ (như violin hoặc cello) trên bản in ảnh và sau đó chụp lại để có được tác phẩm cuối cùng.

Phiên đấu giá vừa qua đã diễn ra rất sôi nổi và căng thẳng. Các chuyên gia của Christie's thậm chí còn phải trực điện thoại để trả giá thay mặt cho các khách hàng lớn tại Châu Á, Trung Đông…

Thông tin thêm, The Flatiron cũng là một trong những di sản thuộc 60 hiện vật từ bộ sưu tập tư nhân của người đồng sáng lập Microsoft quá cố Paul Allen đã thu về hơn 1,5 tỷ USD trong cuộc đấu giá trong mấy ngày vừa qua. Toàn bộ số tiền sẽ được quyên góp cho các tổ chức từ thiện.

Image signal: Header of Edward Steichen, The Flatiron, 1904 (in 1909), Flickr

Theo Petapixel

Bạn đang xem: 'The Flatiron' - bức ảnh chụp New York đã trở thành tác phẩm đứng thứ hai loạt ảnh đắt nhất mọi thời đại được đấu giá
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: