Thủ thuật chụp Milky Way - Dành cho các anh em thích "Chị Ngân"

THỦ THUẬT CHỤP MILKY WAY - DÀNH CHO CÁC ANH EM THÍCH "CHỊ NGÂN"

Chụp Milky Way - Dải Ngân Hà, là một trong những thể loại ảnh đặc biệt, đem lại trải nghiệm khiến bạn kinh ngạc và cuốn hút mãi mãi. Luôn có một điều gì đó thật sự đặc biệt khi bạn, bằng việc sử dụng một số thủ thuật, có thể chụp được những chủ thể thiên văn vô cùng kỳ vĩ mà mắt thường khó nhìn thấy được. Và sau đây là một số tips, thủ thuật giúp các bạn muốn tìm hiểu thể loại này có thể thực hiện nhé.

Biết thời điểm tốt nhất để chụp Dải Ngân Hà

Mặc dù bạn có thể chụp ảnh Dải Ngân hà vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, Trung tâm Ngân Hà sẽ hiển thị rõ nhất trong khung thời gian sau:

- Ở Bắc bán cầu, Trung tâm Ngân Hà sẽ được nhìn thấy từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 10. Bạn sẽ tìm thấy những tháng tốt nhất để chụp ảnh Dải Ngân Hà là giữa tháng Năm và tháng Tám.

- Ở Nam bán cầu, Trung tâm Ngân Hà sẽ được nhìn thấy từ cuối tháng Hai đến đầu tháng Mười. Bạn sẽ tìm thấy những tháng tốt nhất để chụp ảnh Dải Ngân Hà là giữa tháng Tư và tháng Tám.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo Lich Ngân Hà hoặc Lịch Milky Way có rất sẵn trên các trang thông tin hoặc hội nhóm Thiên văn học

Tìm nơi tốt nhất để chụp dải Ngân Hà

Một yếu tố vô cùng quan trọng khi bạn muốn chụp Milky Way, đó là phải đảm bảm Ô nhiễm ánh sáng ở mức thấp nhất.

- Tránh thực hiện chụp dải Ngân Hà ở trong các địa điểm nội đô, trung tâm thành phố, nơi có độ ô nhiễm ánh sáng ở mức cao, do mật độ tập trung các nhà cao tầng, ánh sáng nhân tạo từ đèn đường, nhà dân,... dày đặc.

- Lý tưởng nhất là bạn đến các vùng ngoại ô, các bãi biển vắng, hoặc về các vùng thưa dân cư như đồi nút, cao nguyên. Thực hiện vào các ngày quang mây để giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng và ô nhiễm không khí, cho kết quả hình ảnh tốt nhất

Sử dụng các máy ảnh có hiệu năng xử lí ISO tốt và ống kính khẩu độ lớn

- Một chiếc máy ảnh có xử lí ISO tốt cho chất lượng chi tiết ảnh tốt hơn, giúp cho việc thể hiện tốt các đường nét, chi tiết và ánh sáng của Dải Ngân Hà. Bạn nên lựa chọn các dòng máy có cảm biến APS-C hoặc Full Frame, vì mật độ pixel cao, và kích thước pixel lớn hơn, nên sẽ cho hiệu quả xử lí ISO tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng

- Ống kính khẩu độ lớn cho khả năng thu bắt sáng tốt, giúp giảm thiểu việc bạn phải đẩy thông số ISO trong điều kiện thiếu sáng. Các bạn nên cân nhắc việc lựa chọn ống kính fix tiêu cự góc rộng và độ mở khẩu lớn, vừa cho góc ảnh nhiều lợi thế khi chụp thể loại Milky Way, vừa cho chất lượng ảnh tốt.

Cách đặt thông số chụp Dải Ngân Hà:

Việc set thông số chụp dải Ngân Hà cần giải quyết tốt 2 vấn đề: chụp được trong điều kiện thiếu sáng và thể hiện được chi tiết tốt nhất.

- Các bạn nên nghiên cứu Kỹ thuật phơi sáng để sử dụng chụp trong điều kiện thiếu sáng tuyệt đối, trong điều kiện để chụp Milky Way nên chọn phơi sáng từ 15s đến 30s

- Khẩu độ từ F2.8 đến F5.6 tùy từng điều kiện ánh sáng, đảm bảo khả năng thu bắt sáng tốt nhưng cũng phải giữ lạy chi tiết và độ sắc nét tốt nhất.

- Cần sử dụng chân máy vững chắc, giảm thiểu rung lắc tốt nhất để tránh bị nhòe ảnh, vì chúng ta sẽ sử dụng tốc độ màn trập rất thấp và lâu.

- Có một quy tắc rất hay bạn có thể tham khảo để tính nhanh tốc độ màn trập là Quy tắc 500: sử dụng số 500 chia cho tiêu cự ống kính, ra Tốc độ màn trập thích hợp: ví dụ, sử dụng ống tiêu cự 14mm, thì 500/14 = 35,7 giây là thời gian phơi sáng lý tưởng.

Cuối cùng, là sử dụng các thủ thuật hậu kì như Image-Stacking để chỉnh sửa bức ảnh của bạn cho ra kết quả theo ý muốn của mình nhất. Bạn nên để định dạng file Raw cho bức ảnh khả năng chỉnh sửa sâu nhất có thể

Thể loại chụp "Chị Ngân" là một trong những thể loại hiện đang được rất nhiều bạn đam mê nhiếp ảnh và thiên văn theo đuổi, nhưng một bức ảnh chụp Dải Ngân Hà tốt sẽ đem lại rất nhiều kinh nghiệm cho các bạn áp dụng vào rất nhiều thể loại ảnh khác.

Bạn đang xem: Thủ thuật chụp Milky Way - Dành cho các anh em thích "Chị Ngân"
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: